Khi trẻ bị táo bón, phân ứ đọng trong trực tràng, nước và một số độc tố bị hút ngược trở lại cơ thể. Phân khô cứng thành hòn cực lớn, trẻ phải gắng sức rặn. Quá trình ma sát mạnh giữa khối phân gồ ghề và thành hậu môn sẽ gây nứt hay rách ống hậu môn, hình thành nứt kẽ hậu môn, chảy máu khi đi tiêu gây đau đớn cho trẻ.
2, Bệnh trĩ, sa trực tràng
Đây được coi là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của táo bón cần được lưu ý. Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng sẽ gây cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể lâu dần gây nên bệnh trĩ, bị sa trực tràng ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống sau này của em bé. Vì vậy nên các mẹ nên quan sát con mình để có thể phát hiện và chữa trị táo bón nhanh nhất.
3, Nhiễm độc mạn tính, nguy cơ gây ung thư trực tràng
– Phân táo bón thường có chứa nồng độ độc tố và chất gây ung thư như: deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso (NOCs) nhiều hơn so với phân của người bình thường.
– Phân bị tồn đọng lâu trong trực tràng làm tăng thời gian tiếp xúc với niêm mạc của trực tràng nên dễ gây ung thư.
– Phân táo bón khi bị tích tụ lâu trong ruột, các độc tố được hấp thu vào máu rồi lan truyền khắp cơ thể dẫn đến tình trạng bị nhiễm độc mãn tính gây nên tình trạng kích thích thần kinh, người bệnh lúc nào cũng cảm thấy bực bội, khó chịu.